Dấu hiệu và cách điều trị bệnh ghẻ nước
-
Bệnh ghẻ nước hay còn được gọi là ghẻ ngứa, ghẻ lở là một loại bệnh truyền nhiễm, do loài ký sinh trùng “ghẻ cái” (Sarcoptes scabiei, giống Hominis) xâm nhập ở lớp thượng bì gây ra. Chúng thường đào hang rãnh trên da làm ngứa ngáy khó chịu và nhiễm trùng.
Bệnh có thể lây nhiễm rất nhanh từ người này sang người khác qua các tiếp xúc trực tiếp như ngủ chung giường, dùng chung vật dụng cá nhân, quần áo, chăn mền, hoặc tiếp xúc thân thể,...
DẤU HIỆU BỆNH GHẺ NƯỚC
Biểu hiện của bệnh ghẻ nước thường xảy ra vài ngày hoặc vài tuần sau khi bị lây nhiễm. Những triệu chứng dưới đây cho thấy bạn đã bị ghẻ nước:-
Ngứa
-
Nổi mụn nước
NGUYÊN NHÂN BỆNH GHẺ NƯỚC
Nguyên nhân chính gây ra ghẻ nước là do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei hominis xâm nhập vào da, và phần lớn là do ghẻ cái. Ghẻ cái ký sinh ở lớp thượng bì, đẻ trứng vào ban ngày và đào hang vào ban đêm. Đây chính là nguyên nhân gây ra những cơ ngứa dữ dội vào buổi đêm.Những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh ghẻ như là:
Do lây truyền
Do môi trường sống bị ô nhiễm
Vệ sinh cá nhân không sạch sẽ
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH GHẺ NƯỚC
Bệnh ghẻ nước mặc dù điều trị sẽ không quá khó khăn nhưng phải cần một quá trình lâu dài mưới có thể trị dứt điểm được.Điều trị bằng phương pháp bôi thuốc là phương pháp chữa ghẻ nhanh chóng và hiệu quả nhất hiện nay. Thông thường ghẻ nước sẽ được điều trị bằng một số loại thuốc bôi chống ngứa như:
- Dung dịch Diethylphtalat (DEP)
Thuốc điều trị ghẻ nước
-
Permethrin 5% (Elimite)
-
Gamma benzene hydrochloride 1% (Lindane)
-
Benzoate de benzyl 25% (Ascabiol)
-
Dung dịch Esdepallethrin dạng phun sương
-
Thuốc mỡ lưu huỳnh 2 – 10%
Người bệnh lưu ý cần phải bôi trực tiếp thuốc lên những nơi thương tổn, không được bôi nào mắt hay niêm mạc. Cần vệ sinh sạch sẽ trước khi bôi thuốc.
CÁCH PHÒNG BỆNH GHẺ NƯỚC
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, và bệnh ghẻ nước hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Cần tuân thủ một số cách sau đây để có thể phòng ngừa được bệnh ghẻ nước:-
Giữ vệ sinh sạch sẽ, tránh tiếp xúc trực tiếp với nước bẩn, nhất là vào mùa mưa nên hạn chế đi lại khi bị ngập nước. Đặc biệt chú ý ở các vùng da có nếp gấp.
-
Giặt rửa sạch sẽ, tránh để ẩm mốc khi đi mưa về. Hạn chế mang giày nên mang dép thông thoáng, nếu có đi giày sau khi về phải giặt rửa sạch sẽ, không mang giày, đi tất khi còn ẩm chưa khô hẳn.
-
Nâng cao hệ miễn dịch bằng cách tập thể dục và nghỉ ngơi điều độ. Bên cạnh đó nên ăn uống khoa học, bổ sung vitamin và khoáng chất để tăng cường đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh.
-
Hạn chế tiếp xúc thân mật cơ thể với người đang mắc bệnh để tránh bị lây lan.
-
Chú ý thường xuyên vệ sinh giường chiếu, chăn màn, quần áo bằng nước nóng và phơi ngoài nắng để trừ các tác nhân gây nên bệnh.
Lưu ý: Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế chỉ định và cách điều trị của bác sĩ. Vui lòng liên hệ với Phòng khám đa khoa Miền Trung để được tư vấn cụ thể
ĐA KHOA MIỀN TRUNG – ĐỊA CHỈ KHÁM SỨC KHỎE UY TÍN TẠI ĐÀ NẴNG
Mọi thắc mắc tư vấn cần hỗ trợ, hãy gọi đến số 0236 36 11111 hoặc Nhấn vào Khung Chat – Tư vấn miễn phí 24/24. -