Tìm hiểu về bệnh lép vàng trên lúa, bệnh có gây hại nghiêm trọng không?
-
Nguyên nhân lúa bị lép vàng
Lúa bị lép hạt do rất nhiều nguyên nhân và một trong các nguyên nhân phổ biến lá do nhện gié, do vi khuẩn và do nấm.– Do nhện gié: loài nhện này thường sống trong các bẹ lá lúa, chúng sinh sinh sản dần dần đến khi mật độ cao thì chúng có thể bò lên chích hút các gié lúa đang phát triển. Các bông lúa bị loài nhện này gây hại thì phần lớn số hạt đều bị lép.
– Do nấm: có rất nhiều loại nấm gây lép hạt như Bipolaris oryzae, Fusarium sp., Curvularia lunata,… Theo nghiên cứu thì hiện nay có khoảng 12 loại nấm khác nhau gây lép hạt và đây là nguyên nhân quan trọng nhất cần được quan tâm.
– Lúa bị lép vàng là do vi khuẩn Burkholderia glumae (Pseudomonas glumae) gây ra. Loại vi khuẩn này xuất hiện nhiều ở giai đoạn đòng trổ và phát triển mạnh khi gặp điều kiện thuận lợi trong thời tiết mưa ẩm.
– Đặc biệt, bệnh cũng gây hại trên những ruộng bón phân không cân đối và độ ẩm không khí cao. Mầm bệnh có thể phát tán qua không khí, nước tưới và đất trồng.
Thực tế, vụ lúa Hè Thu và Thu Đông do có nhiều mưa bão nên vi khuẩn gây bệnh lép vàng phát triển mạnh và rất khó kiểm soát khi vi khuẩn bắt đầu lây lan.
Bệnh sâu đục thân trên lúa cũng là nguyên nhân làm cho lúa bị lép trắng khi vừa trổ bông, đặc biệt là bệnh lép vàng trên lúa có thể làm giảm 50% năng suất của ruộng lúa.
[https://phanthuocsinhhoc.net/benh-lep-vang-tren-lua/](link url)